1. Vì sao phải bảo tồn cây dược liệu quý?
Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng và được ghi danh trên bản đồ dược liệu thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng thảo dược. Trong đó Việt Nam cũng là một trong những nước ưu tiên sử dụng các loại thuốc từ thảo dược hơn là lạm dụng Tây y.
Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không được bảo tồn, quản lý tốt nên nhiều cây dược liệu quý đã đi đến tuyệt chủng. Ngoài ra, không ít địa phương chỉ vì lợi ích trước mắt đã để cho thương lái nước ngoài thu mua số lượng lớn nhưng với mức giá thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Nhiều địa phương ra phương án bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý hiếm
Chính vì vậy mà nhiều địa phương dần đưa ra các chính sách bảo tồn đồng thời phát triển các loại thảo dược, đặc biệt là các chủng loại quý hiếm. Việc này nhằm mục đích bảo tồn, lưu giữ và nhân giống các loại cây dược liệu quý nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân và tăng hiệu quả kinh tế.
Danh sách 23 cây dược lược quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát năm 2024, theo quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BYT, bao gồm:
● Cây Bách Hợp
● Cây Bát Giác Liên
● Cây Bảy Lá Một Hoa
● Cây Bình Vôi
● Nam Hoàng Liên
● Sâm Lai Châu
● Sâm Lang bian
● Sâm Ngọc Linh
● Tắc Kè Đá
● Tế Tân
● Thạch Tùng Răng Cưa
● Thổ Hoàng Liên
● Thông Đỏ lá dài
● Thông Đỏ lá ngắn
● Vàng Đắng
● Cây Cẩu Tích
● Cây Cốt Toái Bổ
● Cây Đẳng Sâm
● Cây Hoàng Đằng
● Cây Hoàng Liên Ô Rô
● Cây Hoàng Tinh hoa trắng
● Cây Hoàng Tinh hoa đỏ
● Na Rừng.
2. Tổng hợp 13 cây dược liệu quý cần bảo tồn có giá trị kinh tế cao
Dưới đây là tổng hợp 13 loài cây dược liệu quý hiếm đang nằm trong danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam có giá trị kinh tế cao với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cây Bách Hợp
Bách Hợp là cây thuốc quý hiếm ở Việt nam, có tính hàn, vị hơi đắng. Cây có tác dụng:
● Lưu thông khí phổi, hỗ trợ điều trị hen phế quản, chống có thắt phế nang.
● An thần trong trường hợp suy nhược, lo lắng, mất ngủ.
● Trị các chứng ho khan, ho có đờm, đờm lẫn máu, đánh trống lồng ngực, tâm trạng bất ổn lo lắng, sợ sệt,…
Cây Bát Giác Liên
Bát Giác Liên là một trong những loại dược liệu xuất hiện rất nhiều ở các bài thuốc Đông Y với công dụng:
● Giảm ho, tiêu đờm khi bị viêm phế quản.
● Giảm sưng, đau nhức hạch.
● Thanh nhiệt, giải độc.
● Chữa rắn cắn, áp xe, mụn nhọt.
● Hỗ trợ thúc đẩy vết thương nhanh lành.
● Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Cây Bảy Lá Một Hoa
Cây bảy lá một hóa còn được gọi là thất diệp nhất chi hoa được xếp vào nhóm cây dược liệu quý hiếm trong danh sách đỏ Việt Nam. Hiện nay, cây bảy lá một hóa chỉ còn phân bố ở một vài khu rừng nguyên sinh, rừng núi cao ở phía bắc. Cây được dùng làm thuốc nhờ những công dụng như sau:
● Trong Đông Y: Thanh nhiệt, giải độc, chữa rắn cắn, trị sốt rét, ho lâu ngày, hen suyễn, mụn nhọt.
● Trong y học hiện đại: Hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, nhiễm nấm, nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư.
Bảy lá một hoa hiện là cây thảo dược quý cần được bảo tồn ở nước ta
Cây Bình Vôi
Bình Vôi là cây dược liệu quý được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng điều trị bệnh lý như:
● An thần, cải thiện chứng mất ngủ.
● Chữa tình trạng suy nhược cơ thể.
● Ổn định huyết áp.
● Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
● Hỗ trợ điều trị bệnh Gout.
● Chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, chữa viêm họng, viêm phế quản.
● Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Cây Cẩu Tích
Việc khai thác bừa bãi đã khiến cây Cẩu Tích bị thu hẹp phạm vi phân bố và nằm trong danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam. Thân và rễ cây là bộ phận được thu hái để làm thuốc với những công dụng: Chống oxy hóa, chống virus, ngăn ngừa sự hình thành ung thư tiền liệt tuyến, bảo vệ gan, kháng viêm, giảm đau, cầm máu, chữa phong thấp, đau thần kinh tọa,…
Cây Cốt Toái Bổ
Cốt Toái Bổ là cây thuốc quý được biết đến với công dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, cây còn có tác dụng giải độc, lưu thông khí huyết, hỗ trợ chức năng thận, cân bằng năng lượng, giảm viêm, giảm đau, cầm máu, an thần, tăng nồng độ canxi trong xương và máu,…
Cây Đẳng Sâm
Trong Y học cổ truyền, cây Đẳng Sâm có công dụng điều trị vàng da, thiếu máu, suy nhược, ăn uống kém, lợi tiểu, giảm ho, long đờm,… Đối với Y học hiện đại, cây Đẳng Sâm có tác dụng:
● Làm chậm quá trình lão hóa.
● Tăng cường miễn dịch.
● Ngăn ngừa và ức chế sự hình thành của tế bào ung thư.
● Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường.
● Bảo vệ niêm mạc và phục hồi các tổn thương dạ dày.
● Kích thích lưu thông máu, phòng ngừa thiếu máu.
● Bảo vệ gan trước những tác động của rượu, bia.
Đẳng Sâm là cây thuốc quý hiếm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Cây Hoàng Đằng
Hoàng Đằng là cây dược liệu quý, hiếm của nước ta được sử dụng để điều trị các vấn đề bao gồm:
● Chữa đau mắt, viêm tai chảy mủ.
● Điều trị sốt rét.
● Thanh nhiệt, giải độc, điều trị các bệnh về gan.
● Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
● Chữa các bệnh về da như mụn nhọt, bỏng, ngứa ngoài da, sát trùng vết thương.
● Kích thích tuần hoàn máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh lý tim mạch.
● Ức chế phản ứng viêm, giảm đau, giảm sưng.
● Hỗ trợ điều trị mỡ máu.
● Chống sốc phản vệ.
Cây Hoàng Liên Ô Rô
Trong Đông Y, cây Hoàng Liên Ô Rô có tính mát, vị đắng, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, làm dịu các kích thích. Cây được sử dụng trong những bài thuốc trị các vấn đề tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, chướng bụng hoặc đau mắt đỏ, viêm da dị ứng, mụn nhọt, vàng da do viêm gan, ho, khạc ra máu,…
Cây Hoàng Tinh hoa đỏ
Cây Hoàng Tinh hoa đỏ được xếp vào nhóm dược liệu quý, hiếm tại Việt Nam. Cây có công dụng: Kiểm soát đường huyết, điều hòa rối loạn lipid, cải thiện tình trạng suy nhược do lao lực quá sức, giảm mệt mỏi, chữa thiếu máu, đau thắt ngực, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị lao phổi, ho ra máu, nấm chân tay và yếu sinh lý ở nam giới.
Cây Hoàng Tinh hoa trắng
Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Hoàng Tinh hoa trắng là thân rễ.
● Theo Y học cổ truyền, cây Hoàng Tinh hoa trắng có tác dụng nhuận phế, chữa mệt mỏi, giảm khô miệng, chữa lao phổi, ho ra máu,..
● Theo Y học hiện đại, cây có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược, kiệt sức, ăn uống kém, hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp,…
Na Rừng
Na Rừng là cây dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm:
● Phần quả: Điều trị viêm loét dạ dày, an thần, giảm mệt mỏi, phục hồi sức khỏe mẹ sau sinh, tăng cường sinh lý, chữa đau lưng, đau nhức chân tay, vai gáy,…
● Phần thân và rễ: Kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm đau, giảm triệu chứng bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, giảm đau bụng kinh, hạn chế sưng vú, viêm ruột, viêm dạ dày,…
● Phần hạt: An thần, bồi bổ, giảm đau bụng, giảm tiết mồ hôi,…
Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam. Đây là một trong những loại dược liệu quý hiếm và đắt đỏ trên thế giới. Trong tất cả các loại sâm thì hàm lượng Saponin có trong Sâm Ngọc Linh là cao nhất. Những công dụng tốt cho sức khỏe mà Sâm Ngọc Linh mang lại phải kể đến:
● Giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
● Chống lo âu, trầm cảm.
● Chữa suy nhược, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kích thích ăn ngon, ngủ ngon.
● Làm chậm quá trình lão hóa, đẹp da, kích thích mọc tóc.
● Tăng cường chức năng sinh lý nam, nữ, điều hòa nội tiết tố trong cơ thể.
● Tăng cường trí nhớ và khả năng vận động, cải thiện các chức năng thần kinh.
● Ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa mỡ máu và bệnh lý tim mạch.
● Giải độc, cải thiện chức năng gan, chống xơ gan hiệu quả.
● Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
● Ngăn ngừa sự hình thành các khối u.
● Chữa sốt rét, cầm máu, thúc đẩy vết thương lành.
● Cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm đắt đỏ bậc nhất thế giới hiện nay
Trên đây là tổng hợp các cây dược liệu quý, hiếm ở nước ta đang cần được bảo tồn nguồn gen. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các loại cây này để điều trị bệnh, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.